
Giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài đều có những ưu, nhược. Tuy nhiên các doanh nghiệp có xu hướng chọn trọng tài ngày càng nhiều, do thời gian giải quyết nhanh hơn và bảo mật (minh hoạ của Chat GPT)
Luật sư Trần Hồng Phong
Khi phát sinh tranh chấp trong hoạt động thương mại (có thể hiểu đơn giản là tranh chấp hợp đồng giữa hai bên. Chẳng hạn: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng ...) các bên có thể lựa chọn giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp này có đặc điểm, ưu điểm và hạn chế riêng. Vấn đề quan trọng, là nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thì phải có sự đồng thuận của cả hai bên. Trong khi đó một bên có thể đơn phương kiện bên kia ra Toà án mà không cần phải hỏi ý kiến, nếu không có thoả thuận trọng tài trong hợp đồng.
* Điều khoản trọng tài – Mẫu